Tết trung thu Nhật bản được tổ chức tương tự như các nước Châu Á. Tuy nhiên, tết trung thu tại Nhật Bản đã tạo nên điểm khác biệt trong cách chào đón lễ hội. Sự khác biệt đó là gì? Và những sự thật thú vị về ngày lễ này tại Nhật Bản như thế nào? Cùng Shizen khám phá bài viết này nhé.
Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần / năm
Ở Nhật Bản tết trung thu còn được gọi là Otsukimi. Được tổ chức 2 lần trong năm, đây là điểm khác biệt lớn nhất. Ngày đầu tiên được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 trùng với tết trung thu tại Việt Nam. Sau một tháng, người Nhật tổ chức Ostukimi lần 2 vào ngày 13/9 âm lịch. Theo quan điểm người Nhật chỉ ngắm trăng vào ngày 15 sẽ gặp nhiều điều xui xẻo. Vì thế, tục lệ Ostukimi diễn ra 2 lần / năm để gặt hái phúc lợi và tránh tai ương.
Nguồn gốc tết trung thu tại Nhật Bản
Theo nhân gian truyền nhau, Otsukimi bắt nguồn từ trung thu của Trung Quốc. Được du nhập đến Nhật Bản vào thời kỳ Nara. Tuy nhiên, đến thời kỳ Heian lễ hội này mới được biết và được tổ chức vui chơi trong ngày Otsukimi.
Đến tận thời kỳ Edo tết trung thu mới được lan truyền rộng rãi trên toàn quốc. Vào ngày này mọi người ăn uống, ca hát nhảy múa và cầu nguyện.
Cho đến ngày nay thì kinh tế Nhật Bản có chuyển biến lớn. Tuy nhiên, người dân vẫn giữ lễ hội nhân gian truyền thống này. Ngày nay, tết trung thu là những lúc người Nhật quây quần bên nhau ngắm trăng, ăn uống và trò chuyện. Có thể chọn hình thức ngắm trăng trên thuyền tại những con sông thơ mộng, yên bình.
TRUYỂN THUYẾT THỎ NGỌC TRÊN CUNG TRĂNG
Người Việt Nam lớn lên với câu chuyện chị hằng và chú cuội trong ngày tết trung thu. Tại Nhật Bản, thì thỏ chính là hình tượng đặc trưng cho nét văn hoá này. Người Việt thì tưởng tượng trên cung trăng có cây đa, chú cuội. Nhật Bản đang tin rằng có một chú thỏ sinh sống trên vương quốc của thần mặt trăng. Và đến đêm Otsukimi lại giã bột làm bánh dày mochi. Bên cạnh đó, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh dango cũng xuất hiện nhiều địa phương trên nước Nhật.
Người Nhật ăn gì trong ngày trung thu
Khi nhắc đến tết trung thu tại Việt Nam, người Việt Nam sẽ nghĩ đến những chiếc bánh nướng và dẻo truyền thống. Khi tìm hiểu về Nhật Bản, vào ngày lễ Otsukimi chúng ta sẽ cảm nhận được sự ngọt ngào từ loại bánh trung thu này.
Tsukimi Dango là loại bánh truyền thống được sáng tạo từ bánh ngọt Dango quen thuộc. Chiếc bánh tròn vo với màu trắng đục. Khi ăn vào bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của bánh và độ dai dai vừa phải. Ăn kèm với bánh tsukimi là tách cà phê, trà dịu nhẹ.
Các hoạt động trong ngày tết trung thu tại Nhật
Vào ngày rằm tháng 8, 13/9 âm lịch hằng năm. Người Nhật thường bày biện những chiếc bánh tsukimi dango trên một mâm lớn. Việc bày trí này cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công. Phải sắp xếp làm sao cho chúng tựa như hình tháp vững chãi.
Người ta sẽ đặt đĩa bánh lên bàn và chậu cỏ lau, đặt cùng một măm. Sau đó mang ra giữa sân hoặc nơi có ánh trăng. Kết thúc thời gian cúng trăng, mọi người sẽ cùng nhau ăn bánh, uống trà. Kể cho nhau về những sự kiện đã qua. Đây được xem là truyền thống hết sức đặc biệt trong văn hoá Nhật Bản, được lưu truyền đến tận ngày nay.
Nếu có dịp tham gia tết trung thu Nhật Bản, sẽ có nhiều điều thú vị cho các bạn trải nghiệm. Hãy trải nghiệm văn hoá qua các lễ hội mùa thu Nhật Bản khiến bạn hiểu và yêu quý đất nước này và con người nơi đây.
——
NHẬT NGỮ SHIZEN – KẾT SỨC MẠNH NỐI THÀNH CÔNG
Địa chỉ: 1S Dân Chủ, phường Bình Thọ, Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 028-7109-9979
FaceBook: Nhật Ngữ Shizen