Daruma nguyện ước và sự nỗ lực không ngừng của người Nhật

Daruma nguyện ước và sự nỗ lực không ngừng của người Nhật

Các bạn quan tâm đến văn hóa Nhật Bản chắc hẳn đã nhiều lần nhìn thấy hình ảnh của Daruma nguyện ước này. Vậy búp bê truyền thống này có ý nghĩa như thế nào?

Nguồn gốc của Daruma nguyện ước – Đức Bồ Đề Lạt Ma

Daruma được ra đời vào thời Edo (1603 – 1867). Thiết kế của Daruma nguyện ước phỏng theo hình dáng của vị sư tổ Bồ Đề Lạt Ma – người tại Trung Quốc sáng lập ra Phật giáo Thiền tông rồi từ đó truyền sang Nhật Bản. Phiên âm tiếng Nhật của ngài Bodhidharma là Daruma Taishi.

Truyền thuyết về sự ra đời của Daruma kể rằng; đức Bồ Đề Lạt Ma đã quay mặt vào vách hang động; ngồi thiền liên tục suốt 9 năm liên tục để khai sáng được thần trí của mình.

Nói về việc khai sáng thần trí; cùng với liễu ngộ phật tính; thấu suốt bản thân thanh tịnh của chính mình… đây là một trong những mục đích tối thượng của những người tu tập Thiền tông.

Vì ngồi quá lâu ở một chỗ nên vị Thiền sư này đã dần bị teo nhỏ tứ chi và tiêu biến hoàn toàn; chỉ còn sót lại phần ngực và đầu. Hình tượng này chính là hình tượng mà các chú lật đật truyền thống Nhật Bản mô tả lại.

Đức Bồ Đề Lạt Ma
Đức Bồ Đề Lạt Ma

Có thông tin rằng vì trong lúc thiền, sư tổ Bồ Đề Lạt Ma tinh thần bị quấy nhiễu; không có cách nào tập trung thiền tịnh được, nên ngài đã tự cắt đi mí mắt của mình. Đó cũng chính là lý do vì sao Daruma có đôi mắt luôn mở to như vậy.

Nói thêm một chút về thiền tịnh. Trong quan niệm của ngài, không chỉ việc ngồi yên và khai khá tâm trí; tập trung vào làm một việc nào đó cũng được coi là thiền.

Nhà vệ sinh độc đáo thay đổi suy nghĩ của con người – Shizen Nihongo

Cách Daruma truyền thống ra đời

Búp bê Daruma nguyện ước được làm hoàn toàn thủ công bằng kỹ thuật bồi giấy truyền thống của Nhật. Thường thì trải qua 16 công đoạn thủ công mới cho ra đời được 1 sản phẩm Daruma. Vì là đồ thủ công, nên mỗi con Daruma đều là duy nhất; không có con nào giống con nào 100%.

Màu đỏ là màu truyền thống của búp bê nguyện ước này vì trong đức tin của người Nhật; màu đỏ là màu xua đuổi được tà ma. Chính vì điều này, từ xưa Daruma còn được xem như là bùa hộ mệnh cho trẻ em phòng tránh bệnh tật, trừ tà…

Tuy nhiên, theo nhu cầu của xã hội ngày nay; Daruma cũng có nhiều màu áo mới. Ví dụ như màu vàng tượng trưng cho tiền tài; màu xanh là sức khỏe và màu hồng cầu tình duyên.

Yêu quái, nguồn cảm hứng trong Nghệ thuật Nhật Bản – Shizen Nihongo

Vai trò của Daruma nguyện ước trong đời sống người Nhật

Người Nhật sử dụng búp bê Daruma để thể hiện ước nguyện của mình. Thường thì vào ngày Tết, người Nhật sẽ mua Daruma ở chùa. Cách ước nguyện cũng rất đơn giản. Người Nhật đặt Daruma trước mặt và thành tâm suy nghĩ về mong ước của mình rồi đặt bút lên vẽ vào 1 bên mắt của Daruma. Hãy suy nghĩ thật kỹ về điều ước của mình nhé, vì mỗi búp bê Daruma chỉ thực hiện được đúng 1 điều ước thôi.

Daruma nguyện ước và là biểu tượng của tinh thần Nhật Bản - vượt lên mọi khó khăn
Daruma nguyện ước là biểu tượng của tinh thần Nhật Bản – vượt lên mọi khó khăn

Sau khi vẽ xong, người Nhật thường đặt Daruma trên bàn thờ Phật hoặc bàn học; bàn làm việc của mình để tự nhắc nhở bản thân phải luôn tập trung, cố gắng vì điều ước đó.

Ngay cả các vị lãnh đạo Nhật Bản cũng vẽ mắt cho Daruma vào năm mới để thể hiện sự quyết tâm cũng như lời hứa phát triển đất nước.

Daruma nguyện ước còn là biểu tượng cho sự kiên cường của người dân Nhật Bản

Ngoài những điều nói trên, hình dáng của lật đật Daruma còn thể hiện cho ý chí kiên cường của người Nhật. Khi các bạn xô ngã Daruma, ngay lập tức nó lại đứng lên. Giống như một câu nói rất nổi tiếng của người Nhật đó là “七転び八起き、人生はこれからだ!” – “ Nanakorobi, yaoki, jinsei wa korekara da” – Té ngã 7 lần, đứng dậy 8 lần, và cuộc sống (đời người) bắt đầu từ đây!

Trong cuộc đời này, cho dù có bao nhiêu lần vấp ngã đi chăng nữa; miễn là bạn đứng dậy đi tiếp thì chắc chắn sẽ hoàn thành được mục tiêu của mình.

_______________

NHẬT NGỮ SHIZEN – KẾT SỨC MẠNH NỐI THÀNH CÔNG
Địa chỉ: 1S Dân Chủ, phường Bình Thọ, Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 028-7109-9979

FaceBook: Nhật Ngữ Shizen

0 (1)