Yêu quái – Nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật Nhật Bản

Yêu quái – Nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật Nhật Bản

Nói đến nghệ thuật Nhật Bản, đầu tiên phải kể đến các loại hình nghệ thuật truyền thống của đất nước này; nổi bật lên là Rakugo và Kabuki.

Nghệ thuật Nhật Bản: Rakugo

Rakugo là một hình thức giải trí bằng lời nói của người Nhật. Người kể chuyện ngồi một mình trên sân khấu; chỉ sử dụng quạt giấy và một miếng vải nhỏ như đạo cụ để mô tả một câu chuyện hài hước (hoặc đôi khi là tình cảm) dài và phức tạp.

Vào cuối thời Mạc phủ, loại hình này bắt đầu lưu hành những câu chuyện kinh dị. Thể loại truyện kinh dị hài hước này chia làm hai loại lớn. Một loại là khi yêu quái xuất hiện, đèn sân khấu tối dần và chiếu cảnh con yêu quái đó bị đánh một cách thê thảm; sau đó và cuối màn sẽ có một câu thoại kết là “cuối cùng, oán niệm đều đã tiêu tán” rồi; sâu khấu lại sáng lên. Loại còn lại thì kết cục của con yêu quái sẽ là bị nhân vật chính dùng trí thông minh mưu mẹo xử lý. Ở loại này, cái kết của nó có “ochi” rất đa dạng. (Trong vở diễn, lời thoại cuối cùng là lời thoại chơi chữ, gây hài cực mạnh, đó gọi là “ochi”)

Nghệ thuật Nhật Bản - Rakugo
Nghệ thuật Nhật Bản – Rakugo

Từ cuối thời Mạc phủ đến khoảng thời gian trước thời Minh trị; Sanyuutei Enchou là một cái tên vô cùng nổi tiếng trong giới yêu thích rakugo. Ông là tác giả sáng tác và cũng là người biểu diễn; một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Shinkei Kasanegafuchi mà sau này trở thành cảm hứng nhiều bộ phim kinh dị Nhật Bản.

 Nơi dạy tiếng Nhật tốt ở quận Thủ Đức – Nhật ngữ Shizen

Nghệ thuật Nhật Bản: Kabuki

Kế đến là Kabuki – một loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản; được biết đến với sự cách điệu hóa trong kịch nghệ và sự phức tạp trong việc trang điểm cho người biểu diễn.

Trong loại hình nghệ thuật này có một ví dụ tiêu biểu là vở kịch mang tên Yotsuya Kaidan do Tsuruya Nanboku đã biên soạn vào năm 1825. Vở kịch kabuki này được biểu diễn ở nhà hát Nakamuraza ở Edo (Tokyo ngày nay). Câu chuyện kể về Oiwa và Tamiya Iemon; về sự phản bội, giết người và trả thù một cách ma quái. Có thể cho rằng nó câu chuyện ma nổi tiếng nhất mọi thời đại của Nhật Bản; nó đã được chuyển thể thành phim hơn 30 lần và tiếp tục là một ảnh hưởng lớn đối với kinh dị Nhật Bản ngày nay

Khi diễn tả khuôn mặt của một con yêu quái; các nghệ sĩ sẽ vẽ khuôn mặt mình bằng màu đen hoặc xám.

Kabuki Nhật Bản
Kabuki Nhật Bản

Tất tần tật về Nghệ thuật sân khấu Kabuki – Nhật Ngữ Shizen

Hội họa

Họa sĩ lấy cảm hứng từ yêu quái, đồng thời họ cũng là người đưa ra một hình dạng xác định; rõ nét cho những con yêu quái vốn tồn tại trong cuộc sống của người Nhật. Tuy nhiên, cũng tùy theo lối suy nghĩ của người họa sĩ mà cùng một con yêu quái sẽ có chênh lệch đôi chút; nhưng nhìn chung vẫn giữ những đặc điểm nổi bật.

Họa sĩ Sawaki Suuhi sống vào giữa thời Edo và là đồ đệ của Hanabusa Itchou; một họa sĩ danh tiếng thời Genroku. Ông nổi tiếng với tập tranh cuộn mang tên Hyakkai Zukan (百怪圖巻: Bách quái đồ quyển); ấn hành vào năm thứ 2 niên hiệu Gembun (1737).

Nure onna
Nure onna

Tập tranh này của ông lại tiếp tục là cảm hứng cho bộ tứ sách tranh Gazu Hyakki Yagyou (画図百鬼夜行 : Họa Đồ Bách Quỷ Dạ Hành nổi tiếng của họa sĩ Nhật Bản Toriyama Sekien, được xuất bản năm 1776. Mặc dù tựa đề dịch ra từng chữ là “Tranh vẽ về cuộc diễu hành ban đêm của một trăm con quỷ”; nhưng nó lại được dựa trên một thành ngữ là “hyakki yagyou”; ngụ ý nói đến một bầy vô số con không thể đếm được.

Manga/anime

Manga/anime cũng không ngoại lệ. Truyền thuyết Bách quỷ dạ hành đã nói trên cũng là tên của một bộ manga (đã được chuyển thể thành anime) rất nổi tiếng; nội dung xoay quanh người đứng đầu gia tộc Nura (trùng tên với youkai được tương truyền là thống lĩnh của Bách quỷ dạ hành).

Bách Qủy Dạ Hành
Bách Qủy Dạ Hành

Tổng kết về yêu quái trong Nghệ thuật Nhật Bản

Yêu quái có vị trí nhất định trong đời sống tinh thần của người Nhật Bản. Từ thời xưa, khi con người còn sử dụng hình tượng yêu quái để giải thích cho những hiện tượng kỳ lạ xung quanh và điều chỉnh hành vi của mình, yêu quái giống như là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. Bây giờ, với sự phạt triển mạnh mẽ của khoa học, đa số mọi người đền tin rằng yêu quái không thực sự tồn tại trên thế giới này, nhưng sự ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Nhật vẫn không hề giảm đi. Yêu quái là nguồn cảm hứng, góp mặt trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nghệ thuật.

_____________________________

NHẬT NGỮ SHIZEN – KẾT SỨC MẠNH NỐI THÀNH CÔNG
Địa chỉ: 1S Dân Chủ, phường Bình Thọ, Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 028-7109-9979

FaceBook: Nhật Ngữ Shizen

2 (1)